Cách giao dịch với mô hình con bướm (Butterfly Pattern)

Các mô hình nến Nhật luôn là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho hoạt động phân tích kỹ thuật của các nhà giao dịch trên thị trường. Trong số đó, mô hình con bướm (Butterfly Pattern) là một trong số các mô hình Harmoni thông dụng nhất mang lại những tín hiệu giao dịch chuẩn xác nhất. Nếu nhà giao dịch muốn nắm rõ phương thức giao dịch với mô hình con bướm và nó đem đến những tín hiệu giao dịch gì, hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây của TopTradingViet nhé!

Mô hình con bướm (Butterfly) là gì?

Mô hình con bướm (Butterfly Pattern) là một loại mô hình giá Harmonic hay xảy ra ở cuối một giai đoạn biến động giá dài hạn. Tương tự với mô hình Gartley, Butterfly Pattern cũng có 5 dấu chấm được thể hiện bằng các chữ cái X, A, B, C, D. Mô hình bướm Butterfly này bắt đầu từ X và kéo dài 4 sóng: XA, AB, BC và CD.

Hình con bướm được coi là tối ưu nhất trong các loại mô hình Harmonic. Đó là do nó hỗ trợ các nhà giao dịch tìm thấy các điểm kết thúc xu hướng và xác định các điểm vào lệnh tốt nhất. Trước đó, mô hình cánh bướm được Bryce Gilmore tạo ra, tiếp theo, Scott Carney đã tiếp quản và hoàn thiện nó tối ưu như thời điểm hiện tại.

Ở thời điểm hiện tại, mô hình cánh bướm được dùng cho toàn bộ các thị trường tài chính lớn từ chứng khoán, ngoại hối, hàng hóa đến tiền ảo.

Mô hình con bướm (Butterfly) là gì
Mô hình con bướm (Butterfly Pattern)

Phân loại mô hình con bướm (Butterfly Pattern)

Mô hình con bướm (Butterfly Pattern) được phân ra làm hai loại: mô hình bướm tăng giá và mô hình bướm giảm giá. Hình con bướm tăng giá cho tín hiệu mua và hình con bướm giảm giá cho tín hiệu bán. Để nhận biết hai mô hình con bướm này, các nhà giao dịch có thể dựa vào những tính chất cơ bản của chúng như:

Mô hình Bullish Butterfly

Mô hình con bướm tăng giá còn được gọi là Bullish Butterfly. Trên biểu đồ giá, mô hình con bướm Bullish Butterfly có hình chữ M, tương tự với mô hình đỉnh đôi.

  • Mô hình con bướm Bullish Butterfly hình thành từ một phân đoạn XA tăng giá.
  • Tiếp theo, nó giảm giá đến điểm B.
  • Giá tăng từ B đến điểm C.
  • Giá sau đó sẽ giảm từ C xuống D, điểm D sẽ tăng và nằm trên điểm xuất phát X.
  • Sau giai đoạn điểm D kết thúc, giá sẽ đảo chiều theo hướng tăng. Điều này tạo cơ hội cho nhà giao dịch tìm kiếm lệnh mua đảo chiều.

Mô hình Bearish Butterfly

Mô hình con bướm giảm giá còn được gọi là Bearish Butterfly. Trên biểu đồ giá, mô hình con bướm Bearish Butterfly có hình chữ M ngược hoặc chữ W, tương tự mô hình đáy đôi. Hướng của sóng trong mô hình này ngược với mô hình Bullish Butterfly:

  • Mô hình con bướm giảm giá hình thành từ một phân đoạn XA giảm giá.
  • Tiếp theo, giá từ điểm A tăng lên điểm B.
  • Giá ở điểm B giảm về điểm C.
  • Giá sau đó sẽ tăng từ điểm C đến điểm D, điểm D tăng cao hơn điểm xuất phát X.
  • Sau giai đoạn điểm D kết thúc, giá sẽ giảm. Điều này tạo cơ hội cho nhà giao dịch bắt kịp lệnh đảo chiều bán.
Phân loại mô hình con bướm (Butterfly Pattern)
Phân loại mô hình con bướm (Butterfly Pattern)

Cho dù đó là mô hình con bướm tăng giá hay mô hình con bướm giảm giá, tất cả chúng đều phải điều chỉnh đúng với các mức Fibonacci. Việc xác định đây là mô hình tăng hoặc giảm có thể hỗ trợ các nhà giao dịch tìm ra xu hướng sau đó để vào lệnh.

Cách giao dịch hiệu quả với mô hình con bướm

Sau khi nắm rõ mô hình con bướm (Butterfly Pattern) là gì và các loại mô hình con bướm, các nhà giao dịch cần nắm vững phương pháp giao dịch hiệu quả nhất với mô hình này.

Điểm vào lệnh (entry point)

Với toàn bộ các mô hình nến thuộc Harmonic, thời điểm tối ưu để bắt đầu là đợi cho đến khi mẫu hình thực sự kết thúc, và mô hình con bướm (Butterfly Pattern) cũng tương tự. Vì vậy, điểm vào lệnh luôn là điểm D.

  • Nhập Mua tại điểm D khi gặp mô hình con bướm tăng giá.
  • Nhập Bán tại điểm D khi gặp mô hình con bướm giảm giá.

Điểm chốt lời

Nhà giao dịch có thể kiếm lợi nhuận tại điểm cao nhất của mô hình con bướm tăng giá và điểm thấp nhất của mô hình con bướm giảm giá – điểm A. Thế nhưng, người ta tin rằng mức chốt lời tại điểm A không đem đến cho nhà giao dịch lợi nhuận khủng. Giá mà nhà giao dịch hướng đến khi giao dịch với mô hình cánh bướm là điểm E, với mức thoái lui 1.618 của CD.

Dẫu vậy, giá mà nhà giao dịch hướng đến ở mỗi thời điểm là khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện thị trường mà các nhà giao dịch đặt các mức lợi nhuận mục tiêu khác nhau để có mức chốt lời tối ưu nhất.

  • Khi nhà giao dịch nhận thấy thị trường di chuyển nhiều theo xu hướng chính, họ có thể di chuyển TP của mình hoặc dùng điểm dừng theo dõi để có được khoản lợi nhuận khủng hơn.
  • Khi nhà giao dịch nhận thấy thị trường vẫn đi theo xu hướng chính nhưng giao dịch trong vùng hỗ trợ và kháng cự, họ nên đặt lệnh chốt lãi nhanh chóng. Nó là một phương thức tối ưu để giảm thiểu tổn thất của các nhà giao dịch.
Cách giao dịch hiệu quả với mô hình con bướm
Cách giao dịch hiệu quả với mô hình Butterfly Pattern

Điểm cắt lỗ (stop loss)

  • Đối với mô hình con bướm tăng giá, hãy đặt mức dừng lỗ dưới điểm D vài pip.
  • Đối với mô hình con bướm giảm giá, hãy đặt mức dừng lỗ trên điểm D vài pip.

>>> Tìm hiểu thêm:

Lời kết

Nội dung chia sẻ phía trên là những thông tin nền tảng về mô hình con bướm (Butterfly Pattern) mà các nhà giao dịch phân tích kỹ thuật phải nắm rõ. Trên thị trường giao dịch thực, Butterfly Pattern là một mô hình rất phức tạp, khá khó hiểu và sử dụng. Vì thế, các nhà giao dịch nên tìm hiểu và áp dụng mô hình này thường xuyên để thành thạo và có được kết quả giao dịch tốt nhất.

Tổng hợp: Toptradingviet.com

One thought on “Cách giao dịch với mô hình con bướm (Butterfly Pattern)

  1. Pingback: Cách giao dịch với mô hình ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *