Trong vài ngày vừa qua, trên các trang mạng truyền thông xã hội lớn như Facebook và các trang tin trực tuyến đã xuất hiện những thông tin như ngân hàng SCB sắp phá sản, người dân xếp hàng chờ rút tiền trước thời hạn ở các phòng giao dịch SCB gần nhất,… Điều đó khiến nhiều người cũng đang thắc mắc ngân hàng SCB là ngân hàng gì? SCB phá sản có thật không? Ngân hàng SCB có an toàn để gửi tiền và đầu tư không? Những vấn đề này đang được đông đảo người dân quan tâm tìm hiểu và cập nhật liên tục.
Trong nội dung chia sẻ dưới đây, TOPTRADINGVIET sẽ cung cấp cho mọi người thông tin đầy đủ và chuẩn xác nhất về SCB là ngân hàng gì và thông tin xác thực của cơ quan chức năng trước tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản.
Mục lục
Ngân hàng SCB là ngân hàng gì?
SCB – Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Saigon Joint Stock Commercial Bank), là một ngân hàng thương mại trong nước được thành lập vào ngày 26 tháng 12 năm 2011.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn được hình thành từ thương vụ sáp nhập ba ngân hàng có ở TP.HCM đó là Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank), Đệ Nhất (Ficombank) và Sài Gòn (SCB).
Thời gian vừa qua, nhiều người vẫn nhầm lẫn mã ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) với mã ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, đây là hai ngân hàng khác nhau. Điều đó gây nên nhiều tác động tiêu cực đến Sacombank như tin đồn Sacombank phá sản, Sacombank vỡ nợ, mọi người ồ ạt đi rút tiền gửi ở Sacombank,…
Ngân hàng SCB sắp phá sản?
Trên các trang mạng truyền thông xã hội lớn vừa qua có thông tin không chính xác về việc ngân hàng SCB sắp phá sản do vỡ nợ, dẫn đến việc một số người dân đến các PGD SCB để rút tiền gửi trước kỳ hạn, tạo nên làn sóng tẩy chay và đánh giá xấu đối với hình ảnh và hoạt động của SCB.
Thời gian qua, một số chi nhánh của SCB đóng cửa chuyển địa chỉ do không đạt hiệu quả cao hoặc giao dịch kinh doanh thua lỗ. Do đó, nó đã làm lan truyền thông tin SCB phá sản, SCB vỡ nợ, ngân hàng SCB bị kiểm soát đặc biệt,…
Thêm vào đó, vào 6/10/2022, ông Nguyễn Tiến Thành – Chủ tịch Hội đồng quản trị – Giám đốc điều hành Công ty CP Chứng khoán Tân Việt – Thành viên Hội đồng quản trị SCB bất ngờ qua đời. Ngoài ra, còn một số sự cố vấn đề về hệ thống khác trong chiều 7/10/2022 là SCB Internet Banking bị lỗi, không thể chuyển tiền. Vài giờ sau đó, lỗi này đã được ngân hàng khắc phục.
Vì những vấn đề trên mà các trang mạng xã hội đã xuất hiện tràn lan các thông tin tiêu cực như: ngân hàng SCB sắp phá sản do vỡ nợ, SCB có biến,… làm cho nhiều người dân lo lắng cho các khoản đầu tư và tiền gửi tại ngân hàng này. Họ nhanh chóng đến các phòng giao dịch của ngân hàng SCB gần nhất để yêu cầu rút tiền gửi trước thời hạn mà không quan tâm đến việc sẽ không nhận được lãi suất.
>>> Xem thêm: Tikop lừa đảo? Có nên đầu tư vào App Tikop?
Có nên rút tiền trước thời hạn ở ngân hàng SCB không?
Vào chiều 7/10/2022, nhiều địa điểm giao dịch của SCB tấp nập người đến xếp hàng để yêu cầu rút tiền. Số ít yêu cầu rút tiền mặt, trong khi những người khác đến là để xác minh tin đồn ngân hàng SCB vỡ nợ và phá sản có thật hay không.
Sau khi tiếp nhận thông tin, các cơ quan chức năng đã khẳng định rằng SCB vẫn hoạt động bình thường, không có tình trạng SCB phá sản. Nếu ngân hàng này phá sản thật, Nhà nước sẽ hỗ trợ bồi thường cho khách hàng của ngân hàng này theo đúng luật định. Đồng thời, họ cũng đưa ra khuyến cáo mọi người không nên tin vào tin đồn chưa được xác minh mà rút tiền trước kỳ hạn, dẫn đến thiệt hại lãi suất không đáng có.
Ngân hàng SCB có an toàn không? Có bị kiểm soát đặc biệt không?
Hiện tại, SCB không phải chịu bất kỳ hoạt động kiểm soát đặc biệt nào. Nó hiện được nhận định là dảm bảo về bảo mật dữ liệu của khách hàng khi được phê duyệt bởi các chứng chỉ bảo mật uy tín hàng đầu như PCI DSS, SO/IEC 27001:2013.
Là một ngân hàng đã hoạt động trên thị trường hơn 1 thập niên, SCB không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động, chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình để cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường.
Số liệu thống kê 2 quý đầu năm 2022, tổng giá trị vốn hóa của Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã vượt ngưỡng 750 nghìn tỷ VND và tiền gửi vào ngân hàng đã vượt 595.440 nghìn tỷ VND, tăng hơn 16% so với các quý trước. Tổng mức dư nợ cho vay SCB đã tăng 8% lên 389.79 nghìn tỷ VND.
SCB là một trong ba ngân hàng chưa niêm yết trên sàn chứng khoán. Trong 2 quý đầu năm, ngân hàng mẹ có mức lãi trước thuế 682 tỷ VND, tăng gần 50% so với cùng kỳ 2021.
Tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản vì vỡ nợ không được xác minh cũng như xác nhận bởi các cơ quan chức năng, việc lan truyền tin thông tin tiêu cực trên diện rộng như vậy đã làm cho SCB chao đảo.
Thông tin bà Trương Mỹ Lan bị bắt có liên quan đến SCB không?
Hiện các thông tin bên lề như bà Trương Mỹ Lan bị bắt có liên quan đến SCB không? Hiện có phải là cổ đông hay thành viên HĐQT của ngân hàng này hay không được rất nhiều người quan tâm.
Ngày 8/10 vừa qua, cơ quan chức năng đã quyết định khởi tố bà Trương Mỹ Lan vì vấn đề thao túng giá giao dịch trái phiếu Công ty An Đông.
Ngân hàng SCB sau đó đã đưa ra thông báo SCB không có mối liên hệ gì trong việc phát hành trái phiếu của Công ty An Đông. Bà Trương Mỹ Lan cũng không phải là thành viên quản trị của ngân hàng này. SCB khẳng định rằng họ đã có phương án dự phòng cho các trường hợp xấu nhất, đảm bảo quyền lợi của mọi khách hàng và đối tác của ngân hàng theo đúng luật định.
SCB luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi vấn đề hay thắc mắc của khách hàng về tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản. SCB mong muốn nhận được sự thông cảm, tin tưởng và đồng hành trên mọi chặng đường của các khách hàng và đối tác ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
>>> Có thể bạn muốn biết: Bảo hiểm nhân thọ AIS Chubb Life lừa đảo?
Lời kết
TOPTRADINGVIET đã tổng hợp đầy đủ và chuẩn xác thông tin về ngân hàng SCB cũng các vấn đề xoay quanh nó trong thời gian vừa qua như ngân hàng SCB là ngân hàng gì, ngân hàng SCB sắp phá sản vì vỡ nợ có thật thông, có nên rút tiền gửi trước hạn ở SCB không. Chúng tôi mong rằng mọi người sẽ có thêm thông tin cũng như cái nhìn đa chiều trước vấn đề này và đưa ra quyết định phù hợp để tối ưu quyền lợi của mình.
Tổng hợp: Toptradingviet.com