Chỉ báo Parabol SAR là gì? Cách giao dịch với PSAR

Đối với các nhà giao dịch chuyên nghiệp, có kinh nghiệm giao dịch dày dạn thì các chỉ báo là một công cụ thiết yếu. Tuy nhiên họ cần thời gian để thực hành giao dịch và thử nghiệm để tìm ra bộ công cụ giao dịch tốt nhất cho mình. Nội dung dưới đây của TopTradingViet sẽ giúp các nhà giao dịch tìm hiểu thêm về Parabol SAR – một chỉ báo phân tích kỹ thuật trong Forex hiệu quả.

Chỉ báo Parabol SAR là gì?

Tên chính xác của chỉ báo Parabolic SAR (PSAR) là Parabolic Stop And Reverse. Stop And Reverse được hiểu là dừng và đảo ngược xu hướng, nó chỉ ra rằng vai trò chính của Parabolic SAR là tìm ra xu hướng biến động trên thị trường, đặc biệt là xác định các điểm quá mua và quá bán. Điều này hỗ trợ các nhà giao dịch xác định được điểm thoát trong xu hướng cũ hoặc đặt lệnh khi thiết lập một xu hướng mới.

Parabol SAR được Welles Wilder giới thiệu trong những năm 1970. Khái niệm parabol trong tên của chỉ báo xuất phát từ hình dạng của một đường cong parabol khi nó hiển thị trên biểu đồ, nhưng công thức tính đường PSAR không có liên hệ gì với parabol.

Chỉ báo Parabol SAR được xem là 1 chỉ báo hỗn hợp kết hợp hướng và độ mạnh của xu hướng để thiết lập một điểm dừng giao dịch khi giá chạm vào điểm đó và các tiêu chuẩn cụ thể được đáp ứng.

Chỉ báo Parabol SAR là gì
Chỉ báo Parabol SAR

Cách giao dịch hiệu quả với Parabol SAR

Khi đã có kiến ​​thức nền tảng về Parabol SAR, nhà giao dịch có thể bắt đầu thực hành bằng cách áp dụng những cách thức giao dịch hiệu quả với chỉ báo Parabolic SAR mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:

Dùng chỉ báo Parabol SAR để tìm ra xu hướng giá

  • Khi đường Parabol SAR phá vỡ bên dưới đường nến giá, nó được coi là tín hiệu của một xu hướng tăng và cũng là cơ hội cho các nhà giao dịch tiến hành giao dịch mua.
  • Khi đường Parabol SAR nằm trên thanh nến biểu thị xu hướng giảm thì nó là cơ sở để các nhà giao dịch tiến hành giao dịch bán.

Dùng Parabol SAR để tìm thời điểm đóng lệnh

  • Đóng vị thế mua khi giá phá vỡ dưới đường Parabol SAR và dấu chấm nằm bên trên biểu đồ.
  • Đóng vị thế bán khi giá tăng trên đường Parabol SAR và dấu chấm nằm bên dưới biểu đồ.

Dùng Parabol SAR với đường kháng cự và hỗ trợ

  • Nếu điểm Parabolic SAR hình thành trên đường giá trong vùng kháng cự mạnh, nhà giao dịch nên đặt lệnh bán tại thời điểm nến đóng cửa. Tiếp theo, thoát ra khi điểm PSAR hình thành bên dưới nến giá.
  • Trong trường hợp các điểm Parabol SAR hình thành dưới ngưỡng hỗ trợ mạnh, nhà giao dịch không nên đặt lệnh bán vì nó có thể là tín hiệu bị nhiễu và thiếu tính chuẩn xác.

Dùng Parabol SAR với đường trendline

Dùng Parabol SAR với đường trendline
Dùng Parabol SAR với đường trendline
  • Nếu điểm Parabol SAR nằm bên dưới biểu đồ nến hình thành trong vùng hỗ trợ của đường xu hướng tăng, nhà giao dịch sẽ vào lệnh mua ngay khi nến đóng cửa. Khi các điểm Parabol SAR hình thành phía trên đường giá, đó là thời điểm tốt để nhà giao dịch thoát khỏi vị thế giao dịch.
  • Trái với đó, nếu điểm Parabon SAR nằm trên đường giá ở ngưỡng kháng cự của đường xu hướng đi xuống, nhà giao dịch nên đặt lệnh bán ngay khi nến kết thúc. Nhà giao dịch cần thoát khi các điểm Parabol SAR dần hình thành bên dưới biểu đồ nến.

Dùng Parabol SAR với kênh giá

Giao dịch cùng chiều:

  • Khi điểm Parabon SAR hình thành bên dưới đường giá và giá đi vào đường hỗ trợ của kênh giá tăng. Nhà giao dịch đặt lệnh Mua và đóng lệnh khi điểm Parabol SAR vừa phá vỡ đường kháng cự của kênh giá.
  • Trái với đó, khi điểm Parabol SAR hình thành phía trên đường giá và giá đi vào đường kháng cự của kênh giá tăng. Nhà giao dịch đặt lệnh Bán và đóng lệnh khi điểm Parabol SAR vừa phá vỡ đường hỗ trợ của kênh giá.

Giao dịch đảo chiều:

  • Khi kênh giá đang trong xu hướng tăng, nhà giao dịch nên đợi giá tăng chạm vùng kháng cự của kênh giá và điểm Parabol SAR hình thành ở trên đường giá. Nó chỉ ra xu hướng có thể đảo ngược sang hướng ngược lại. Tại thời điểm này, các nhà giao dịch có thể đặt lệnh Bán và đóng vị thế khi điểm Parabol SAR nằm dưới đường giá.
  • Khi kênh giá giảm, tín hiệu đảo ngược xu hướng tăng có thể hình thành khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ và điểm Parabol SAR hình thành bên dưới đường hỗ trợ của kênh giá này. Tại thời điểm này, nhà giao dịch nhập lệnh Mua và thoát khi điểm Parabol SAR hình thành trên đường giá.

Dùng Parabol SAR với mô hình nến đảo chiều

Dùng Parabol SAR với mô hình nến đảo chiều
Dùng Parabol SAR với mô hình nến đảo chiều
  • Các điểm Parabol SAR hình thành phía trên đường giá khi mô hình nến đảo chiều giảm giá xảy ra trong một xu hướng tăng. Nó là tín hiệu cho thấy xu hướng có khả năng đảo ngược từ tăng sang giảm. Trong tình huống này, nhà giao dịch có thể vào lệnh Bán khi mô hình nến đảo chiều kết thúc và thoát khỏi vị thế khi điểm Parabolic SAR giảm xuống dưới đường giá.
  • Trong một xu hướng giảm, mô hình nến đảo chiều tăng hình thành và điểm Parabol SAR sẽ di chuyển nằm dưới đường giá. Nó là một tín hiệu chỉ ra đường giá sẽ chuyển từ giảm sang tăng. Không giống như xu hướng tăng, các nhà giao dịch Mua khi mô hình nến đảo chiều kết thúc và đóng lệnh khi điểm Parabolic SAR hình thành phía trên đường giá.

Dùng chung nhiều công cụ trong giao dịch

Để chắc chắn khả năng giao dịch thành công, nhà giao dịch có thể dùng chung Parabolic SAR với một vài hoặc toàn bộ các công cụ trên: đường trendline, mức hỗ trợ, kháng cự, kênh giá, mô hình nến đảo chiều,…

>>> HƯỚNG DẪN:

Lời kết

Nếu nhà giao dịch biết kết hợp đúng cách thì việc sử dụng chỉ báo Parabolic SAR có thể rất hiệu quả, tối ưu và giúp nhà giao dịch nhanh chóng thu được lợi nhuận lớn. Sau một khoảng thời gian dài có mặt trên thị trường, PSAR đã khẳng định được nó là một công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng rộng rãi, chứng minh độ tin cậy và hiệu quả của nó.

Trong nội dung chia sẻ này, TopTradingViet đã gửi đến các nhà giao dịch những thông tin cơ bản về Parabolic SAR (PSAR) và cách thức giao dịch hiệu quả với nó. Chúng tôi tin rằng những thông tin này sẽ hữu dụng và giúp nhà giao dịch có được thành công nhất định khi ứng dụng chỉ báo này.

Tổng hợp: Toptradingviet.com

One thought on “Chỉ báo Parabol SAR là gì? Cách giao dịch với PSAR

  1. Pingback: Chỉ báo Parabol SAR là gì?...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *